Biện pháp tưới tiết kiệm nước cho cà phê, bưởi, bơ, sầu riêng, tiêu ...
Thursday, June 29, 2017
Trong những năm gần đây tình hình thiếu nước diễn ra nghiêm trọng trên nhiều vùng của nước ta như Tây Nguyên ảnh hưởng đến bơ, cà phê, tiêu, Đông nam bộ với sầu riêng, tiêu, Nam trung bộ. Sự thiếu nước diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau, có những vùng nhẹ làm giảm năng suất cây trồng, những nơi hạn hán xảy ra nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến sự chết luôn của cây trồng. Vấn đề thiếu nước là một trong những vấn đề cấp thiết nhất trong những năm gần đây.
BIỆN PHÁP TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÀ PHÊ, BƯỞI, BỞ SẦU RIÊNG, TIÊU ... VÀ NHIỀU LOẠI CÂY TRỒNG KHÁC.
Các giải pháp tiết kiệm nước cho cây trồng.
Tưới phun mưa: Đây là tưới nước dùng bét tưới phun đều trên đất, còn gọi là phương pháp nhân tạo tạo ra mưa, với phương pháp này, lượng đất sẽ được tưới điều trên mặt đất.
Các ưu điểm :
- Đây là phương pháp có hjiệu quả sử dụng rất cao vì hạn chế độ cao gây tổn thất nước do bốc hơi vì tia phun ngắn, cường độ phun mưa và diện tích - khoảng không gian làm ướt - có thể được điều chỉnh cho phù hợp sự tăng trưởng của cây trồng, không tạo nên dòng chảy mặt đất, không phá vỡ cấu tượng đất do hạt mưa nhỏ.
- Do toàn bộ hệ thống đường ống đặt ngầm nên tiết kiệm đất, thuận tiện việc chăm sóc, canh tác trên đồng ruộng. Mặt khác cũng dễ dàng tự động hóa từng phần hoặc toàn phần hệ thống tưới, như cơ khí hoá và tự động hóa phần thiết bị điều khiển, thiết bị tưới mặt ruộng hoặc điều khiển toàn bộ hệ thống từ xa theo chương trình lập sẵn nên tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất tưới.
- Nâng cao năng suất tưới và năng suất các khâu canh tác nông nghiệp khác.
- Sử dụng áp lực làm việc loại trung bình và thấp, lưu lượng yêu cầu nhỏ nên tiết kiệm năng lượng và nguồn nước.
- Có tác dụng cải tạo vi khí hậu khu tưới.
- Hạn chế sâu bệnh, cỏ dại phát triển.
- Kết hợp được tưới nước với phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học.
- Rất phù hợp với các cây trồng mềm yếu (vườn cỏ hoa, vườn ươm cây giống, cây đang ra hoa, thụ phấn) và các cây trồng cao cấp trong nhà kính...vv.
![]() |
Hiện tượng khô hạn diễn ra thường xuyên |
Tưới nhỏ giọt:
Đây là dạng tưới dùng ống dẫn nước nhỏ, dẫn đến tận gốc cây, giúp cây có nhưng giọt nước liên tục.
Ưu điểm :
- Tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác (phần có bộ rễ cây trồng) tạo nên điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ tiêu hóa thức ăn và quang hợp cho cây trồng.
- Cung cấp nước một cách đều đặn nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước và trong đất, khắc phục được hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất trên đồng ruộng.
- Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đến mức tối đa (hơn cả ở tưới phun mưa) vì nó tránh triệt tiêu đến mức tối thiểu các loại tổn thất nước (do thấm và bốc hơi), ở hệ thống tưới nhỏ giọt đất tưới cũng được tiết kiệm tối đa.
- Không gây ra xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặt và không phá vỡ cấu tượng đất do tưới nhỏ giọt được thực hiện một cách liên tục với mức tưới rất nhỏ dưới dạng từng giọt.
- Đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa cao độ khâu nước tưới. Tạo điều kiện cơ giới, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu khác như: phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp tưới nước.
- Việc thực hiện tưới nhỏ giọt thực tế đã rất ít phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên : độ dốc địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm ở nông hay sâu, điều kiện nhiệt độ và không bị chi phối bởi ảnh hưởng của gió như là tưới phun mưa và có thể thực hiện tưới liên tục suốt ngày đêm.
- Kỹ thuật tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp và lưu lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng giảm chi phí quản lý vận hành. Nói chung áp lực tưới nhỏ giọt chỉ bằng 10% - 15% ở tưới phun mưa và lượng nước bơm lại ít hơn 70% - 80%.
- Tưới nhỏ giọt đã góp phần ngăn chặn được sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh, vì nước tưới chỉ làm ẩm quanh gốc cây.
- Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho phép cung cấp nước trực tiếp đến tận rễ cây và khống chế phân bố độ ẩm vùng hoạt động của bộ rễ cây nên rất tiết kiệm nước tưới. Thực tế kỹ thuật tưới này dùng nước ít hao từ 20 - 30% so với tưới phun mưa toàn bộ, thậm chí có thể tiết kiệm từ 50 đến 80% so với kỹ thuật tưới thông thường.
- Cung cấp nước thường xuyên, tạo ra môi trường ẩm trong đất gần độ ẩm tối đa đồng ruộng. Lượng nước tưới có thể được khống chế và điều khiển dễ dàng để bảo đảm nước tưới được phân bố đều trong vùng đất có bộ rễ hoạt động, duy trì chế độ ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhờ khả năng cung cấp nước và chất dinh dưỡng trực tiếp tới rễ cây nên cây trồng sinh trưởng, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.
Trên đây là 2 phương pháp thông dụng, nhưng pháp phướng nào cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau, Nhưng nhược điểm nhất vẫn là vấn đề chi phí ráp đặt giàn tưới nước, hay gặp khó khăn nếu lượng nước ít hơn nhu cầu cung cấp cho cây, chi phí nhân công nhiều.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật biện pháp tưới tiết kiệm nước không còn phù hợp nữa, mà phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau, trong đó biện pháp sử dụng chất siêu giữ nước là một biện pháp cơ động với chi phí thấp nhất. Đây cũng là một biện pháp chống hạn hán hiện đại nhất.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment