biện pháp ngăn chặn ruồi vàng sâu đục trái bưởi
Tuesday, May 30, 2017
biện pháp ngăn chặn ruồi vàng và sâu đục trái bưởi. trong những năm gân đây, biện pháp được những nhà khoa học kiến nghị và người nông dân ưu dùng vì với chi phí rẻ, thao tác kỹ thuật đơn giản. Đó là dùng túi bao trái cây. Nhưng hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại túi bao trái cây, gây ra khó khăn cho người nông dân trong công cuộc chống loại ruồi vàng và sâu đục trái bưởi.
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN RUỒI VÀNG VÀ SÂU ĐỤC TRÁI BƯỞI HIỆU QUẢ.
Sâu đục trái trên cây có múi được ghi nhận xuất hiện và gây
hại chủ yếu ở một số quốc gia Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Brunei và Tây Indonesia (Beattie và ctv, 2011). Muryati (2004) ghi nhận sâu đục trái
Citripestis sagitiferella (Lepidoptera:
Pyralidae) là loài gây hại nặng nhất trên cây có múi tại Indonesia có thể làm
thiệt hại sản lượng trên 50%. Ở ĐBSCL sâu đục trái bưởi được ghi nhận ở tất cả
các vùng trồng bưởi ở mức độ nhẹ từ 5-100% và xuất hiện đầu tiên ở Hậu Giang
(Nguyễn Văn Vàng, 2011). Hiện nay sâu đục trái gây hại nặng và phổ biến trên
các giống bưởi, trong đó có bưởi Da xanh và bưởi Lông cổ cò.
![]() |
Bưởi bị sâu đục |
Bao trái cây được xem là một trong những biện pháp lý tưởng
trong công tác bảo vệ thực vật để bảo vệ trái khỏi sự tấn công của nhiều loại sâu
bệnh hại và ảnh hưởng của bất lợi môi trường, đồng thời giúp giảm đáng kể số
lần phun thuốc, hạn chế tình trạng tồn dư của nông dược trên sản phẩm sau thu
hoạch và phần nào tăng cường vẻ mỹ quan cũng như phẩm chất bên trong trái. Biện
pháp này được áp dụng phổ biến trên nhiều cây ăn trái ở phía Nam như: xoài, ổi,
bưởi, nho, táo,... (Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu, 2003).
Theo Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu (2003) cho rằng áp
dụng biện pháp bao trái xoài bằng các vật liệu khác nhau như: bao pp, bao vải,
bao giấy dầu, bao giấy báo đều giúp cải thiện màu sắc, độ sáng vỏ trái đồng
thời có thể ngăn chặn hoàn toàn nhiều đối tượng dịch hại tấn công như: sâu đục
trái, bọ tiĩ, bệnh thán thư,...
Biện pháp bao trái được xem là một biện pháp tốt nhất trong
quản lý sâu đục hạt Bephrata cubensis (Villalobos, 1987), đồng thòi rất hữu hiệu đối vói sâu đục trái Nephopteryx sp.
(Biosecurity Autralia, 2010) và những loài bướm chích hút (Phạm Vãn Biên và
ctv. 2004). Bao trái kết hợp với phun Chlorpyrifos
cho hiệu quả cao hơn trong quản lý sâu
đục trái Cerconota anonella so với đối chứng (Bustillo và Pena 1992). Ở
Phillipines, để phòng ngừa sâu đục trái xoài Deanolis sublimbalis, một trong những đối tượng kiểm dịch khi nhập khẩu vào úc,
thì biện pháp hữu hiệu nhất được khuyến cáo đó là bao trái khi trái non có
đường kính khoảng 3cm và khi bao trái thì tỷ lệ trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
chiếm đến 80-90%.
Do đó, đề tài “Quản lý sâu đục trái Citripestis sagitiferella gây hại trên cây bưởi bằng biện pháp bao trái tại tinh Tiền Giang” được thực
hiện nhằm xác định được thời điểm và vật liệu túi bao trái phù hợp nhất để
phòng được dịch hại này một cách hiệu quả và an toàn cho sản phẩm trái bưởi là
rất cần thiết
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment