Những truyện ly kỳ trong lúc đi hái nấm mối
Thursday, March 31, 2016
Để chuẩn bị cho Tết
đoan ngọ, một món mà nhà tôi hay bất cứ nhà nào quê tôi cùng dùng làm vật phẩm
để cúng trong ngày 5 tháng 5 này. Đó là món bánh xèo nấm mối. Bởi vậy bọn trẻ
con quê tôi cũng bắt đầu chuẩn bị, nhiều đứa còn “khao khát”, “mong chờ” cho những
cơn mưa nấm mối đến.
![]() |
Hình ảnh minh họa bánh xèo |
Do nấm mối trong xóm có
giới hạn, một ổ thì cả xóm điều biết, nên người nào may mắn lắm mới bắt gặp được,
nên muốn có đươc nấm mối chúng tôi phải đi những vùng đất rẫy xa xôi – nơi ít
người sinh sống. Nên tư rất sớm chúng tôi phải chuẩn bi dụng cụ đi hái nấm.
Nghe chuẩn bị dụng cụ nghe rất “ghê”, thực chất là một con dao nhỏ và cái bịch
nylon là xong. Thế là hai ba đứa bắt đầu chuyến thám hiểm của mình, để tìm cho
ra nấm mối.
Nghe qua thì thấy đơn
giản, nhưng thật ra muốn kiếm được nhiều nấm mối phải có kỹ năng tốt. Cái này
thì được “tôi luyện” nhiều năm trong nghề thì mới có, mà hình như ai trong nhóm
tôi điều có kỹ năng này, tôi không biết trong nhóm khác có được không.
Trước khi nói về những
kỹ năng đặc biệt, khi đi hái nấm. Chúng ta tìm hiểu một số thông tin về nấm mối.
Tôi có đọc một số bài báo trên internet nói rằng, nấm mối “sáng mọc tối tàn”
-cái này không đúng. Thật ra nấm mối tồn tại tới 4 ngày:
- Ngày thứ 1: nấm mối còn trong lòng đất, không có dấu hiệu gì để biết, chỉ có thể dùng dao đào xuống mới phát hiện được.
- Ngày thứ 2: nấm nứt đất, nấm đã nhú lên. Buổi sáng nấm nứt đất thì buổi trưa có thể nhu lên không mặt đất 1 -2 cm, nấm vẫn còn búp.
- Ngày thứ 3: nấm nở hay còn gọi là bung cán dù, lúc này mùi thơm nấm mối nhiều nhất, dễ phát hiện nhất.
- Ngày thứ 4 trể đi: Nấm tàn, trong gian đoạn này phải kiểm tra kỹ lưỡng, nếu có mấy con “nhúc nhích” thì không nên ăn, và không ai hái. Nhưng sẽ có môt thủ tục rất lạ là nếu để nấm tàn thì năm sau sẽ không có nấm. Vì vậy ai gặp nấm tàn cũng đá nó “banh chành”, hay do tức không phát hiện sớm :D.
Biết được các giai đoạnsinh trưởng của nấm, cùng những kinh nghiệm đi hái nấm chúng ta sẽ áp dụng vào
quá trình “ thám hiểm” hái nấm mối.
Kiểm tra toàn bô những ổ
nấm mối, mà người hái nấm những nấm trước biết. Vì một ổ nấm thì có rất nhiều
người biết, nhìn qua bãi đất bị xới tung lên thì ai đi qua cũng biết đó là ổ nấm
mối. Chúng tôi thường đi sớm, tới những chổ ổ nấm mối củ, nếu chưa phát hiện nấm mối mọc lên,
thì dùng dao cạo cạo lớp đất trên mặt, để xem nấm có nhu lên không? Điều này dẫn
đến tình trạng nấm mối là nấm ma. Vì khi
cào lên, hay vô tình “sút” đất đá lên, đo ánh sáng yếu, trời tối – thiết bị chiếu
sáng chỉ có đèn pin. Nên có tới 50% không phát hiện được. Vì vậy người đi tới
sau dễ dàng kiếm được hơn. Kèm theo đó vi trí nấm mối mọc sẽ không cố định, mà
di chuyên đi 1-2 m là bình thường. Nấm mối là nấm ma xuất phát từ đây hay một số
người gọi người nặng bóng vía đi không gặp nấm.
Khả năng thứ 2 là khứu
giác phải tốt. Vì nấm ở cuối ngày thứ 2 hay ngày thứ 3, nấm sẽ phát tán bào tử
nên mùi của nó sẽ thơm một bán kính 10m. Vì vậy đám tụi tui thường hay gọi nhau
phải thính hơn chó (Bạn là cờ hó cũng xuất phát từ đây.). Nên có những người
ngày trước đi thì không phát hiện, ngày sau thì thấy nở “tung tóe”.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment